Hộ lý là gì? Hộ lý có gì khác so với điều dưỡng? Đó là một trong những thắc mắc của hầu hết mọi người khi nhắc đến cái tên này. Nếu bạn cũng đang có cùng băn khoăn như thế, hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng y dược TPHCM.

Hộ lý cũng chăm sóc bệnh nhân như Điều dưỡng

Công việc của người làm Hộ lý

Hộ lý và điều dưỡng là hai ngành nghề độc lập khác nhau, mỗi ngành có một chức năng và nhiệm vụ nhất định mặc dù những người làm việc ở hai ngành này đều công tác tại các bệnh viện. Vậy hộ lý là gì?

Hộ lý là những người giúp đỡ, chăm sóc các bệnh nhân tại bệnh viện, từ việc ăn uống, đi lại,  vệ sinh cá nhân cho đến việc trông nom các phòng bệnh, hành lang,…

Hộ lý vừa được đào tạo những kiến thức cơ bản về y học để có thể cùng y tá theo dõi tình hình của bệnh nhân để báo cáo kịp thời cho các bác sĩ đồng thời được rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ để dọn dẹp vệ sinh, hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sức khỏe.

Hộ lý được phân thành nhiều loại khác nhau, trong đó hộ lý cấp 1 được đào tạo rất bài bản và chuyên sâu về các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho những bệnh nhân bị nặng ví dụ như các loại bệnh về chảy máu tiêu hóa,  ghép tạng, chấn thương sọ não,…

Nhiệm vụ cụ thể của nữ hộ lý bao gồm:

  • Sắp xếp ngăn nắp gọn gàng các phòng, buồng bệnh nhân; phòng khoa hành lang bệnh viện theo đúng quy chế trong vô khuẩn mà cơ sở này đưa ra
  • Thay trang phục cho người bệnh
  • Đổ nước tiểu, rác thải ở trong các bô
  • Rửa kỹ bằng các chất diệt khuẩn của dụng cụ cho người bệnh đảm bảo luôn sạch sẽ khô thoáng
  • Hướng dẫn họ cách vệ sinh thân thể
  • Giúp đỡ họ trong việc di chuyển, thực hiện các kết luận của bác sĩ
  • Vận chuyển các thiết bị hay các dụng cụ hỗ trợ người bệnh trong quá trình phục hồi
  • Những thiết bị y tế đã bị hư hỏng thì mang đi sửa chữa
  • Thu gom và đổ đúng nơi quy định các chất thải tại các khoa phòng
  • Đặt các túi nilông hay các thùng rác như ban đầu
  • Loại rác tại các buồn bệnh các khoa
  • Khi rác thải đầy hai phần ba túi thì hãy buộc  lại và ghi chú lên loại rác đó.
  • Thùng rác hằng ngày cũng cần gọi rửa sạch sẽ
  • Hộ lý có thể thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự điều tiết của điều dưỡng hay y tá.

Hộ lý không được đào tạo bài bản như Điều dưỡng

Nỗi nhọc nhằn của nghề Hộ lý

Hiểu được hộ lý là gì nhưng chưa chắc chúng ta đã nhìn thấy nỗi nhọc nhằn sau nghề này. Không phải cứ được làm việc trong bệnh viện là sung sướng, người làm nghề hộ lý cũng phải chịu không ít những vất vả nhọc nhằn mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu.

Áp lực công việc

Số bệnh nhân nhập viện mỗi ngày rất nhiều và có xu hướng tăng; nhân viên hộ lý vừa phải đảm bảo vệ sinh cho người bệnh vừa phải đảm bảo các khoa phòng luôn sạch sẽ. Người ra vào nhiều, họ phải dọn dẹp liên tục, dường như không có lúc nào nghỉ ngơi. Đối với những người làm nghề này, có thể nói bệnh viện là nhà, hành lang là giường có thể ngả lưng để bất cứ lúc nào có chút thời gian rỗi. Những bữa cơm vội vàng, những miếng thức ăn còn cắn dở,…tất cả vì lợi ích của bệnh nhân và toàn bệnh viện.

Bệnh tật

Bệnh nhân ở bệnh viện là đa dạng. Có những người mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà chỉ cần một hắt hơi hay cơn ho của họ cũng có thể lây lan sang người khác. Trong khi đó, hộ lý trực tiếp chăm sóc họ thì việc tiếp xúc là không thể tránh khỏi. Dù hệ miễn dịch của mình có tốt thế nào đi chăng nữa nhưng tần suất liên tục cũng khó chống lại những vi khuân, vi sinh vật gây bệnh.

Chất độc từ rác thải Y tế

Có những chất thải Y tế rất độc mà hộ lý là những người tự tay phải xử lý. Đó là mối lo ngại nhất của những người theo nghề này. Bởi lẽ họ phải thu gom, phân loại rác thải y tế từ các khoa, phòng. Những tồn dư trong đó sẽ có hại cho sức khỏe của họ, có thể không ngay lúc đó nhưng về lâu về dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều, đôi khi có thể lây lan sang những người thân yêu.

Hiện nay, nhiều người Việt có xu hướng xuất khẩu lao động sang các nước như: Đài Loan, Nhật Bản để làm hộ lý và được trả lương khá cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm để theo nghề này hoặc họ không đủ sức khỏe để chống chọi lại sự thật nghiệt ngã từ nghề. Tầm vóc nhỏ bé bị đè nặng bởi khối lượng công việc khổng lồ với hàng nghìn người bệnh. Liệu họ có ý thức được kiếm được đồng tiền rồi kiếm tiền đâu ra để chữa bệnh cho bản thân mình?

Qua bài viết đó chắc hẳn các bạn đã nắm rõ hộ lý là gì rồi chứ? Nếu như Điều dưỡng chỉ quan tâm đến bệnh nhân thì hộ lý vừa bệnh nhân vừa vệ sinh bên ngoài bệnh viện. Nói chung, họ vất vả, cực nhọc hơn nhiều và tất nhiên những người này không được đào tạo kiến thức chuyên sâu như những điều dưỡng Viên.

5/5 - (1 bình chọn)