Bên cạnh khối C00 ( Văn – Sử – Địa) thì nhiều trường còn xét tuyển ngành Luật khối A ( Toán- Lý – Hóa). Nếu bạn đang có nguyện vọng đăng ký xét tuyển ngành Luật khối A, hãy tham khảo những thông tin cần biết dưới đây.

1. Thông tin các trường có ngành Luật khối A

Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, bao gồm quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực trong đời sống xã hội nhất định.

Cùng với khối ngành Kinh tế, Du lịch thì ngành Luật cũng đang được nhiều thí sinh quan tâm trong những năm tuyển sinh gần đây. Để giúp bạn tìm hiểu trường học hiệu quả, chúng tôi xin chia sẻ danh sách các trường có ngành Luật khối A. Cụ thể:

  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Học viện Toà án
  • Học viện Cán bộ TP.HCM
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Học viện Kiểm sát Hà Nội
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Kinh tế- Đại học Luật Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Học viện Biên phòng
  • Học viện An Ninh nhân dân

Bên cạnh hình thức tuyển sinh bằng tổ hợp môn xét tuyển, còn có nhiều trường tuyển sinh ngành Luật bằng hình thức xét học bạ THPT, đem đến nhiều cơ hội chọn lựa cũng như trúng tuyển cho thí sinh.

2. Lưu ý với người học khối A thi ngành Luật

Khối A là khối học có ngành nghề đa dạng. Các bạn học khối A bạn quyết định đi trên con đường mang biển chỉ dẫn “ngành Luật” cần nắm được một số vấn đề cần lưu ý dưới đây:

Ngành Luật khối A và những thông  tin cần biết khi xét tuyển
Thí sinh thi khối A cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển ngành Luật

Nên tự thích nghi môi trường học tập để phù hợp với bản thân. Vì với các bạn khối A thường có tính hướng nội hơn các bạn khối C và D nên khả năng thích nghi với môi trường học tập năng động của ngành luật là rất cần thiết.

Chẳng hạn: Bạn phải đọc những cuốn sách dày hàng trăm trang để đưa ra lời giải cho bài học là việc rất khó khăn vì các bạn học khối A trước giờ chỉ quen với những con số và rất ngại đụng đến cái chữ.

Học cách bỏ qua hay tạm thời tránh ra một vài thứ. Học luật luôn đòi hỏi các học viên có những kỹ năng tổng hợp, một tư duy logic để có thể tập hợp các thông tin đồng thời có khả năng tìm các và phát triển các chi tiết nhỏ nhất.

Vì thế, nếu đã theo ngành Luật, một trong những thách thức chính là bạn có một list nhiều việc cần phải làm gần như cùng một lúc mà các bạn học khối A thường rất hay quên mặc dù rất thông minh.

Trường luật không đào tạo bạn thực hành luật một cách chuyên nghiệp mà nó dạy bạn cách trở thành một sinh viên luật. Có nghĩa là các bạn học khối A thi ngành luật, cũng như các khối khác, sau khi rời khỏi giảng đường để đến với thế giới bên ngoài, những gì học ở  trường luật chỉ là nơi bắt đầu, cái nôi nuôi dưỡng, đào tạo, định hướng cho con đường bạn sẽ đi phía trước.

3. Sinh viên ngành Luật học những gì?

Theo chia sẻ của Bộ phận tư vấn tuyển sinh: Ngành Luật học những gì là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc.

Trong quá trình theo học ngành Luật, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành, có thể giải quyết được một số vấn đề thông thường trong lĩnh vực pháp luật.

Cụ thể, sinh viên ngành Luật sẽ được học những môn học sau:

Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành

  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Đại cương văn hóa Việt Nam
  • Tâm lý học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Logic học
  • Lý luận Nhà nước và Pháp luật
  • Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam
  • Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới

Kiến thức ngành

  • Luật Hiến pháp I, II
  • Luật Hành chính
  • Luật Hình sự I, II, III
  • Luật Dân sự I, II, III
  • Luật Tố tụng hình sự I, II
  • Luật Tố tụng dân sự I, II
  • Luật Hôn nhân và gia đình
  • Luật Thương mại I, II, III
  • Luật Lao động I, II
  • Luật Tài chính I, II
  • Luật Ngân hàng
  • Luật Đất đai
  • Luật Môi trường
  • Công pháp quốc tế I , II, III
  • Tư pháp quốc tế I , II, III
  • Luật thương mại quốc tế

4. Tìm hiểu cơ hội việc làm ngành Luật

Ngành Luật khối A và những thông  tin cần biết khi xét tuyển
Ngành Luật đem đến nhiều cơ hội chọn nghề cho sinh viên tốt nghiệp

Theo một báo cáo mới đây, mọi lĩnh vực đều thiếu cán bộ pháp luật. Tính tới năm 2010, ngành tòa án cần thêm khoảng 4.000 thẩm phán, ngành kiểm sát cần thêm khoảng 2.500 kiểm sát viên, nhu cầu xã hội cần thêm hàng chục nghìn luật sư, chưa kể nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành công an cần cán bộ có trình độ cử nhân luật. Đây là cơ hội lớn cho những bạn trẻ muốn được tham gia vào ngành này.

Công việc trong ngành luật, đặc biệt là với thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, thư ký tòa án v.v… thường áp lực lớn với khối lượng hồ sơ, tài liệu khổng lồ và những tình huống bất ngờ luôn có khả năng xảy ra. Tùy vào nghề nghiệp cụ thể mà những người trong ngành này có điều kiện làm việc khác nhau.

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Luật, sinh viên có thể trở thành thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giảng viên luật…

>>> Xem ngay Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược để tìm hiểu thêm cơ hội việc làm của ngành.

Trên đây là những thông tin cần nắm khi học ngành Luật khối A. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post