Chắc hẳn bạn đã nghe đến nhiều về hỏng bugi, hư bugi. Vậy bạn có hiểu bugi là gì không? Tất cả sẽ có trong bài viết ngay dưới đây nhé!

Bugi là gì?

bugi là gì

Bugi của xe máy là một trong những bộ phận quan trọng có trên xe máy mà người sử dụng xe máy cần hết sức chú ý nếu muốn chiếc xe máy của mình luôn hoạt động một cách ổn định.

Với nhiều người do chưa tìm hiểu kỹ về xe máy nên tác dụng của bugi ra sao cũng không hiểu. Bugi xe máy chính là bộ phận nhằm phát điện cho động cơ xe máy, cung cấp tia hồ quang điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí đã được nén lại ở áp suất cao nhằm mục đích khởi động động cơ và xe máy mới có thể di chuyển được.

Thường thì bugi xe máy nằm ở gầm xe. Ở vị trí giữa 2 yếm trước xe máy sẽ trở nên khó khăn khi bạn muốn nhìn thấy bugi. Trên xe máy thuộc loại xe số sẽ dễ dàng nhìn thấy hơn xe ga

Cấu tạo của bugi xe máy

cấu tạo bugi

Bugi của xe máy sẽ bao gồm những bộ phận sau: điện cực nối mát, điện cực trung tâm, ống cách điện, lõi đồng, gioăng, điện trở, chất làm kín bằng thủy tinh, vỏ, thân trên, sứ cách điện, nếp gợn sóng và đầu nối.

Với tính năng làm việc trong điều kiện khắc nhiệt nhất với mức nhiệt độ thường ở mức 2500 độ C và áp lực không khí ở 50kg/cm3. Do đó, cấu tạo cũng như chất liệu làm bugi xe máy cũng vô cùng đặc biệt để có thể hoạt động tốt nhất.

Độ bền cơ học cao, khả năng chịu nhiệt cùng áp suất lớn nên luôn đảm bảo tia lửa mạnh và ổn định ở trong mọi điều kiện nhiệt độ cũng như áp suất khác nhau.

Điểm đặc biệt trong cấu tạo của bugi

Điện cực của bugi

Đây chính là nơi tập trung để tạo ra tia lửa điện, chính vì thế mà hầu như các nhà sản xuất đều sử dụng những vật liệu thích hợp nhất để đánh lửa ổn định trong mọi điều kiện khắc nghiệt nhất cũng như khả năng chống ăn mòn. Thường thì vật liệu dùng để chế tạo lõi điện cực là Đồng, còn đầu cực nơi phóng ra tia lửa điện là những hợp kim Niken với Crom, Silicon, Mangan…

Vỏ cách điện

Vỏ được tạo ra nhằm đảm bảo không rò rỉ điện cao áp, độ bền cơ học cực cao và chịu được nhiệt độ cao nhất, khả năng truyền nhiệt tốt. Gốm oxit nhôm (Al2O3) thường được chọn làm vật liệu cách điện.

Ở thân vỏ cách điện, các nhà sản xuất luôn tạo ra những nếp nhăn sóng về phía đầu tiếp xúc với chụp bugi (thường là 4 hoặc 5 nếp). Mục đích của việc này đó chính là ngăn ngừa trường hợp phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của bugi xuống đến phần kim loại, làm giảm hiệu quả đánh lửa trong buồng đốt của động cơ

Dung tích khoảng trống

Đây là khoảng trống giữa 2 điện cực, nếu như càng lớn, sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém và ngược lại. Chính vì thế mà các nhà sản xuất chia bugi thành 2 loại:

  • Bugi nóng: khả năng tản nhiệt khó và dễ bị nóng lên
  • Bugi nguội: khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội

Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải xác định được loại bugi phù hợp với động cơ phù hợp. Mỗi nhà sản xuất sẽ đưa ra bugi dựa theo tiêu chuẩn riêng căn cứ vào dải nhiệt độ phù hợp. Dải nhiệt độ sẽ thể hiện những mức nhiệt độ mà bugi thường xuyên phải làm việc trong điều kiện đó.

Việc lựa chọn đúng bugi vô cùng quan trọng vi ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả cháy – giãn nở, công suất của động cơ cũng như tuổi thọ của các chi tiết ở động cơ, Nếu như chọn sai bugi trong dải nhiệt độ có thể gây hư hỏng động cơ.

Tác dụng của bugi

tác dụng của bugi

Đây được xem như là bộ phận “cửa ngõ” của động cơ nên thông qua bugi mà người ta có thể chẩn đoán được nhiều lỗi hỏng hóc liên quan đến động cơ của xe máy.

Đây cũng chính là bộ phận nằm ở cuối cùng của hệ thống đánh lửa nên đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng đó chính là phát sinh tia lửa điện giữa 2 điện cực (cực bên nối mát và cực trung tâm) nhằm đốt chat hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đã được nạp vào buồng đốt.

Khi hỗn hợp không khí và xăng cháy nổ trong buồng đốt sẽ khiến nhiệt độ gia tăng lên một cách nhanh chóng, rơi vào khoảng 2500 độ C cà áp suất nén khoảng 50kg/cm2. Do đó, bugi của xe máy là một trong những bộ phận quan trọng nhằm tạo tia lửa cho hệ thống động cơ xe máy hoạt động.

Để bugi hoạt động tốt nhất thì nên thay định kỳ, cứ đạt 800km cho bugi tiêu chuẩn, 1,5c – 2v cho bugi chân kim Iridim. Trên thị trường hiện nay sản xuất nhiều loại bugi nên chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hàng của những hàng chất lượng để đảm bảo độ an toàn cho mình khi tham gia giao thông.

Cách kiểm tra bugi

Để biết bugi của xe máy mình đang sử dụng có tốt hay không thì bạn hãy kiểm tra và vệ sinh định kỳ. Làm được điều này sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh để bugi hoạt động với công suất tốt nhất. Khi vệ sinh nhớ làm sạch lớp than cacbon bám ở các điện cực và điều chỉnh lại khe hở đánh lửa giữa 2 điện cực. Thường thì sẽ nhận diện qua màu sắc của bugi:

  • Bugi có màu đỏ gạch hoặc nâu nhạt thì hệ thống đánh lửa đang hoạt động tốt, đúng dải nhiệt độ và nhiên liệu đang hòa trộn với tỉ lệ thích hợp
  • Bugi có màu trắng và khô: bugi đang hoạt động quá nóng và nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ dư gió, thiếu xăng
  • Bugi có muội than nhiều cà có màu đen thì chứng tỏ bugi đang sử dụng quá nguội so với động cơ và nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ thiếu gió, dư xăng

Ở cả 3 trường hợp trên, để có cách khắc phục phù hợp cần kiểm tra lại chỗ điều chỉnh chế độ hòa trộn nhiên liệu ở chế độ hòa khí để đảm bảo đúng tỉ lệ, kiểm tra độ kín của cổ hút (co xăng) hoặc lọc gió, vệ sinh điện cực của bugi… Nếu vẫn không có gì cải thiện được tình trạng hoạt động của động cơ thì lúc này bạn hãy thay bugi nằm trong dải tiêu chuẩn có nhiệt độ phù hợp.

Với toàn bộ thông tin được trình bày ở trên thì chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi Bugi là gì? Bạn hiểu gì về khái niệm này. Hãy đảm bảo tất cả đều an toan khi tham gia giao thông nhé!

1trieuexciter.vn

5/5 - (1 bình chọn)