Hiện nay, ở Việt Nam ngoài 2 loại bằng lái xe quen thuộc được nhiều người biết đến như A1, B1 thì còn có nhiều bằng lái ô tô như B2, C, D, E, F… mà kể cả những ai có nhu cầu cũng chưa chắc là đã hiểu hết được ý nghĩa, độ tuổi được phép lái cũng như thời hạn sử dụng. Cùng tìm hiểu các loại bằng lái xe bạn cần biết ở dưới bài viết sau.

Các loại bằng lái xe

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định về việc đào tạo, sát hạch cũng như việc cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì có những loại bằng lái xe như sau:

Hầu hết bằng lái xe ở Việt Nam đều có giá trị sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng như các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

Bằng lái hạng A1

bằng lái xe a1

Đây là hạng lái xe cơ bản thấp nhất trong các loại bằng lái xe dùng cho người sử dụng mô tô 2 bánh từ 50 đến 175cm3 cũng như người khuyết tật điều khiến xe mô tô 3 bánh (dành cho người khuyết tật). Đặc biệt, bằng A1 có giá trị không thời hạn

Bằng lái hạng A2

Cung cấp cho người điều khiến xe mô tô 2 bánh từ 175cm3 trở lên và các loại xe hạng A1. Bằng A2 cũng có giá trị không thời hạn

Bằng lái hạng A3

Cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô 3 bánh, bao gồm xe lam 3 bánh, xích lô máy cũng như các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Bằng A3 cũng có giá trị không thời hạn.

Bằng lái hạng A4

Cấp cho những người lái máy kéo trọng tải đến 1000kg. Bằng lái có giá trị trong vòng 10 năm (tính từ ngày được cấp bằng)

Bằng lái hạng B1

bằng b1

Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển những loại xe ô tô sau đây:

  • Ô tô số tự động 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế <3.500kg

Đây là bằng lái được ra đời từ 2016 nhằm mục đích giúp cho nhiều người lựa chọn để học lái xe hay những người có xe ô tô số tự động vì bằng này có ưu điểm học dễ và nhanh học lái hơn. Tuy nhiên, nhược điểm là không được hành nghề lái xe cũng như không lái được xe ô tô số sàn.

Tuy nhiên, xu thế ngày càng hiện đại nên hầu hết các chuyên gia kỹ thuật đều sản xuất ô tô số tự động nên bằng B1 số tự động ngày càng phổ biến rộng rãi. Bằng lái có giá trị trong vòng 10 năm (tính từ ngày được cấp bằng)

Bằng lái hạng B1 số tự động

Cấp cho người không hành nghề lái xe nhằm điều khiển những loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm chỗ ngồi của người lái xe. Ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg
  • Máy kéo 1 rơ mooc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

Tuy nhiên, trên thực tế thì bằng lái xe B1 có một số bất cập nên sẽ không được hành nghề lái xe. Hầu hết những người học lái xe đa phần không chọn bằng lái này để học mà họ sẽ lựa chọn bằng lái cao hơn đó là B2. Bằng lái có giá trị trong vòng 10 năm (tính từ ngày được cấp bằng)

Bằng lái xe B2

Cấp cho người sử dụng ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kinh doanh vận tải, xe tải và máy kéo dưới 3.500kg

Đây là bằng lái được cấp từ năm 2011 và có giá trị trong vòng 10 năm (tính từ ngày được cấp bằng)

Bằng lái xe hạng C

bằng c

Cấp cho người sử dụng xe tải, máy kéo trên 3500kg và những loại xe hạng B1, B2

Đây là một trong 3 bằng lái xe có thể học trực tiếp và thi để lấy bằng lái. Bằng lái có giá trị trong vòng 3 năm (tính từ ngày được cấp bằng)

Bằng lái xe hạng D

Cấp cho người lái xe khi điều khiển ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi cùng các xe hạng B1, B2, C

Đối với bằng lái xe hạng D thì bạn không thể học trực tiếp để lấy bằng lái mà phải nâng từ hạng thấp hơn lên, ví dụ như nâng hạng từ B2 hoặc C lên. Riêng với bằng lái xe hạng D thì người học phải đáp ứng điều kiện đó chính là có trình độ trung học phổ thông trở lên.

Bằng lái có giá trị trong vòng 3 năm (tính từ ngày được cấp bằng)

Bằng lái xe hạng E

Cấp cho người sử dụng ô tô trên 30 chỗ ngồi và các xe hạng B1, B2, C và D

Bằng lái xe hạng E có các quy định về yêu cầu cũng như bằng lái xe hạng D nhưng số năm kinh nghiệm yêu cầu niều hơn và nâng hạng từ C lên E thì đòi hỏi người lái xe phải có kinh nghiệm 5 năm.

Người có giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D, E khi điều khiển các loại xe tương ứng sẽ còn được cho phép kéo thêm 1 rơ mooc có trọng tải thiết kế <750kg.

Bằng lái xe hạng F

Cấp cho người sử dụng ô tô hạng B2 có kéo thêm rơ mooc và điều khiển các xe hạng B1, B2

Bằng lái xe hạng FD

Cấp cho người sử dụng ô tô hạng D có kéo rơ mooc cũng như điều khiển các loại xe hạng B1, B2, C, D và FB2

Bằng lái xe hạng FE

Cấp cho người sử dụng ô tô hạng E có kéo rơ mooc, ô tô chở khách nối toa và điều khiển các xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2 và FD

Bằng lái xe hạng FC

Cấp cho người sử dụng ô tô hạng C có kéo rơ mooc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc và điều khiển các xe hạng B1, B2, C và FB2

Với bài viết Các loại bằng lái xe bạn cần biết thì ắt hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn từng loại. Để biết rõ hơn những thông tin chi tiết cũng như cập nhật tin tức mới hãy truy cập website của chúng tôi thường xuyên nhé!

5/5 - (1 bình chọn)